Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko trả lời phỏng vấn kênh truyền hinh VITV về nền kinh tế Nga sau 1 năm xung đột ở Ukraine (04/03/2023)
1. Ngài có thể chia sẻ thông tin mới nhất về hiện trạng kinh tế Nga sau một năm kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt (CDQSĐB) tại Ucraina?
Như các bạn đã biết, sau khi bắt đầu CDQSĐB tại Ucraina một số quốc gia Phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu đã áp dụng các biện pháp trừng phạt quy mô lớn chống lại đất nước chúng tôi với mục đích hạn chế khả năng của nền kinh tế Nga, trước hết là trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất nhập khẩu. Đã đóng băng các nguồn lực dự phòng quốc tế của Liên bang Nga.
Các các hạn chế không có tiền lệ theo quy mô và nội dung của nó nêu trên mưu toan tước bỏ đối với Nga khả năng thực hiện chính sách đối ngoại về chủ quyền, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hiện nay rõ ràng là tất cả các nỗ lực đó đã không đem lại những kết quả mong muốn.
Theo thông tin của cả các chuyên viên Nga cũng như nước ngoài, cho dù có những chờ đợi bi quan, Liên bang Nga vẫn thành công vượt qua những khó khăn ban đầu, đã đảm bảo được sự ổn định trên thị trường tài chính trong nước và sự năng động tích cực trong các chỉ số kinh tế vĩ mô chính. Về tổng thể có thể nói rằng, trong năm ngoái nền kinh tế trong nước của Nga không chỉ đơn giản đã đứng vững mà đã có được “hơi thở mới” và các nguồn dự trữ có thể thay thế cho sự tiếp tục phát triển.
2. Các biện pháp trừng phạt của Phương Tây đã ảnh hưởng như thế nào đối với sự tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm 2022?
Đương nhiên, các biện pháp trừng phạt của Phương Tây đã có một số tác động nhất định đến một số lĩnh vực riêng biệt trong nền kinh tế của chúng tôi. Vì lý do đó đã buộc phải tổ chức lại chuỗi cung ứng mới, tìm kiếm các sơ đồ tối ưu cho việc thanh toán tương hỗ với các đối tác kinh doanh, thiết lập các kênh song song trong xuất-nhập khẩu. Sự “sụp đổ” kinh tế của Nga đến 15 - 20% mà các nước phản biện của chúng tôi chờ đợi đã không diễn ra. Sự sụt giảm là ít hơn 3% và các biện pháp trừng phạt đã được áp dụng chống chúng tôi lại là phản đòn “bumerang” đối với “tập thể Phương Tây”.
3. Lạm phát hiện nay đang ở mức độ nào?
Nhờ những bước đi kịp thời đã ổn định được tỷ giá của đồng rúp, điều này đã cho phép tránh được sự gia tăng lạm pháp không kiểm soát được. Theo số liệu của Bộ Phát triển kinh tế Nga, trong năm ngoái chỉ số lạm phát không vượt quá 11,9%, điều này thấp hơn đáng kể so với nhiều nước châu Âu. Theo dự báo của Ngân hàng Nga, trong năm 2023, con số kiểm soát được sẽ chỉ trong phạm vi 5-7%.
4. Chính phủ Nga có những biện pháp gì để hỗ trợ các công dân và nền kinh tế của mình?
Trong năm 2022 đã thông qua hơn 300 quyết định trong khuôn khổ kế hoạch hỗ trợ nền kinh tế trong nước trong điều kiện có các biện pháp trừng phạt. Một sự quan tâm riêng đã được dành cho việc thực hiện các dự án quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt, các sáng kiến chiến lược nhằm mục tiêu giải quyết các nhiệm vụ đã được Tổng thống Liên bang Nga xác định cho tương lai dài hạn. Phối hợp cùng các địa phương, chúng tôi đã vạch ra các hạng mục công trình xã hội và cơ sở hạ tầng được ưu tiên với mục đích xây dựng chúng đầu tiên nhằm nâng cao mức sống và an sinh phúc lợi của những người Nga.
5. Ngài đánh giá thế nào về khả năng khôi phục của nền kinh tế Nga?
Trong năm qua nền kinh tế của chúng tôi đã cho thấy năng lực thích nghi đáng ngạc nhiên. Kết quả phát triển của nó trong điều kiện có các biện pháp trừng phạt quy mô lớn đã tốt đẹp hơn nhiều so với nhiều dự báo đầy bi quan. Điều đó, đương nhiên, liên quan đến tiềm năng khổng lồ của Nga, và đồng thời kinh nghiệm được tích lũy trong những năm qua về quản lý kinh tế trong tình hình địa-chính trị phức tạp. Những bước đi được hiệu chỉnh của ban lãnh đạo Nga nhằm giảm tối thiểu và vượt qua những vấn đề tồn tại đã đóng một vai trò không nhỏ. Đa số các công dân Nga đều thông cảm với tình hình hiện tại, đã ủng hộ các bước đi của ban lãnh đạo đất nước trong lĩnh vực chính sách kinh tế, thay thế các kệ hàng nước ngoài bằng hàng hóa của Nga và mở rộng sản xuất trong nước. Những thay đổi đã diễn ra đã mở ra “cánh cửa cho cơ hội” đối với doanh nghiệp Nga cũng như cho các giới doanh nghiệp từ các nước thân thiện, bao gồm cả Việt Nam. Các doanh nhân có quan tâm đang đang thay thế một cách mạnh mẽ vị trí của các công ty xuyên quốc gia đã rời bỏ thị trường Nga.
6. Liên quan đến ngành năng lượng, rằng từ ngày 5 tháng 12 năm 2022 các nước G7, EU và Australia đã áp dụng giá “trần”đối với dầu là 60 USD cho một thùng. Biện pháp này đã gây hiệu quả thế nào đối với Nga, thị trường dầu thế giới và đối với chính các nước Phương Tây?
Rất lâu trước khi “tập thể Phương Tây” thông qua quyết định về thực chất là phi thị trường này thì Phía Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng, sẽ không cung cấp dầu khí cho các nước đang ủng hộ hành động này. Tại đây cần phải hiểu rằng, bất kỳ sự mưu hại nào đối với các cơ chế thị trường về hình thành cung cầu thì đều tiềm ẩn sự xuất hiện mất cân đối về kinh tế vĩ mô nghiêm trọng – chúng cuối cùng thì cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia đã đưa ra sáng kiến và ủng hộ các biện pháp nêu trên.
7. Nga có chuẩn bị áp dụng các biện pháp đáp trả cho việc áp dụng giá “trần” về dầu?
Từ ngày 1 tháng 2 năm 2023 đã bắt đầu có hiệu lực của Sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga về việc cấm các công ty Nga thực hiện việc cung cấp dầu theo các hợp đồng, trực tiếp hay gián tiếp trù định việc thiết lập giá tối đa. Sau đó sắc lệnh này đã có hiệu lực cả đối với việc mua bán các sản phẩm dầu. Công tác giám sát việc thực thi sắc lệnh được thực hiện bởi các lực lượng của các cơ quan hải quan và Bộ Năng lượng Liên bang Nga. Đồng thời chúng tôi đang tiếp tục củng cố sự hợp tác với các quốc gia Châu Á, Trung Đông, Châu Phi và Mỹ Latinh, bởi vậy chúng tôi tin tưởng rằng, việc xuất khẩu dầu của chúng tôi không bị tổn hại – sự đánh giá như thế này cũng được chia sẻ bởi các chuyên viên của Qũy tiền tệ quốc tế, còn giá thế giới - vì các bước đi không được tính toán cẩn thận của những người khởi xướng mưu đồ này cùng việc thiết lập “giá trần” đối với dầu khí Nga - đang cho thấy xu hướng gia tăng.
8. Được biết, hiện nay Nga đang nghiên cứu việc thành lập một liên minh khí gaz mới, trong lúc đó Châu Âu lại đang hướng tới việc giảm sự lệ thuộc của mình vào dầu khí Nga. Ngài có thể nói cụ thể hơn về liên minh khí đốt giữa Uzbekistan, Kazakhstan, Nga và các nước khác?
Sự cần thiết phải tái cơ cấu thị trường năng lượng thế giới đã chín muồi nhiều năm qua và tình hình hiện nay chỉ trở thành chất xúc tác cho các tiến trình đó. Trong tương lai dài hạn có dự báo rằng, với mục đích đảm bảo sự ổn định về kinh tế-xã hội và an sinh dân chúng trên nền gia tăng kinh tế và dân số thì các nước Nam và Đông Á sẽ trở thành những nhà tiêu thụ chính của khí đốt Nga. Bước đi đầu tiên trên con đường thực hiện dự án quy mô lớn này có thể là việc thành lập “liên minh khí đốt” giữa Nga và một số quóc gia thân thiện. Hoạt động trên hướng đi này đang được tiến hành. Nhân tiện cũng nói rằng, Liên bang Nga và Việt Nam có tiềm năng tốt đẹp để thiết lập sự hợp tác trong lĩnh vực này.
9. Nga cũng đang củng cố sự hợp tác về năng lượng với Trung Quốc và hướng đến việc rời bỏ việc sử dụng đồng USD. Ngài có thể đưa ra sự đánh giá cụ thể hơn cho các khía cạnh này trong quan hệ Nga-Trung không?
Sự phối hợp hành động giữa Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng có một lịch sử lâu đời rồi. Sự thay đổi tình hình địa-chính trị đã đem lại cho nó một xung lực mới. Đang thực hiện công tác nghiên cứu soạn thảo các dự án có quy mô lớn, kể cả trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, thiết lập dây chuyền sản xuất khí gaz tự nhiên hóa lỏng.
Từ năm 2018 thường xuyên tiến hành diễn đàn doanh nghiệp về năng lượng - được thành lập theo chỉ thị của Tổng thống Liên bang Nga V.V.Putin và Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình - diễn đàn này đang thúc đẩyviệc phát triển đối thoại giữa các đại diện các tập đoàn hàng đầu, các cơ cấu nhà nước và
ngân hàng.
Hai nước chúng ta đã từ lâu nói về sự nguy hiểm của việc phụ thuộc sâu vào đồng USD. Ngày nay đã rõ hiệu quả tốt đẹp của các bước đi được điều phối của chúng ta nhằm rời bỏ việc sử dụng đồng USD trong nền thương mại song phương.
Nhân tiện nói thêm rằng, xu hướng từ bỏ sử dụng đồng USD trong thanh toán quốc tế đang trở nên một xu thế chung trên thế giới. Việc đóng băng các nguồn tài sản của Nga tại các ngân hàng nước ngoài như một công cụ gây sức ép trừng phạt trong đấu tranh chính trị đã phá vỡ một cách đáng kể sự tin cậy đối với đồng ngoại tệ này. Tôi nghĩ rằng, trong tương lai, các nước đang tiến hành đường lối chính sách đối ngoại độc lập và có chủ quyền, đang dần sẽ hiểu sự cần thiết phải chuyển sang thanh toán bằng các đồng nội tệ.
10. Các dự báo của Ngài về sự tăng trưởng kinh tế Nga trong năm 2023?
Tôi đồng tình với ý kiến của các chuyên viên Nga và nhiều nước ngoài rằng, năm 2023 đối với đất nước chúng tôi sẽ là một năm chuyển sang sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Đất nước chúng tôi sở hữu những khả năng vô cùng to lớn, các nguồn dự trữ về tài nguyên thiên nhiên, công nghệ, khoa học và nhân lực lớn lao. Chúng tôi quyết tâm củng cố và phát triển các mối quan hệ bình đẳng và cùng có lợi với toàn thể các quốc gia có quan tâm trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Nhiệm vụ then chốt trong giai đoạn sắp tới được chúng tôi coi là việc mở rộng hợp tác thực tiễn với các nước thân thiện, trong đó, đương nhiên, chúng tôi nhìn nhận có Việt Nam.